So sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông: Nên xây dựng kiểu nhà nào?
By content

So sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông: Nên xây dựng kiểu nhà nào?

Mục lục bài viết

Các mẫu nhà ở được xây dựng bằng bê tông cốt thép đã không còn xa lạ với nhiều người Việt. Tuy nhiên, phương pháp xây dựng nhà tiền chế nổi lên trong những năm gần đây đã thu hút nhiều sự chú ý với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy, hiện tại nên chọn phương pháp xây dựng nào. So sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông thì mẫu nhà nào thuận tiện hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

1. Tuổi thọ của nhà thép tiền chế với nhà bê tông

Chi phí để xây dựng một công trình nhà ở là rất lớn. Chính vì vậy, đánh giá về tuổi thọ của một công trình rất quan trọng để bạn có thể tham khảo nên chọn cách xây dựng như thế nào là phù hợp nhất. 

1.1 Tuổi thọ nhà bê tông

So-sanh-nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Nhà bê tông là cách xây dựng lâu đời tại Việt Nam. Tuổi thọ của kiểu nhà này được tính là khoảng 30 đến 40 năm sau khi hoàn thiện. Sau khoảng thời gian này, ngôi nhà sẽ dần xuống cấp. 

Tuy nhiên nếu xây dựng nhà bê tông với những chất liệu cao cấp, đầu tư về kỹ thuật xây dựng, vật tư thì tuổi thọ của ngôi nhà có thể kéo dài lên tới 100 năm. Những ngôi nhà bê tông có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết khiến tuổi thọ nhà bê tông cũng giảm sút theo thời gian.

1.2 Tuổi thọ nhà thép tiền chế

So-sanh-nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Những ngôi nhà khung thép tiền chế mới được ứng dụng rộng rãi tại nước ta. Tuy nhiên trước đó, một số công trình từ thời Pháp thuộc cũng đã được ứng dụng cách xây dựng bằng thép tiền chế này, điển hình là Nhà hát lớn. Cho đến nay, kiến trúc của Nhà hát lớn vẫn trường tồn với thời gian.

Như vậy có thể thấy được tuổi thọ lâu dài của nhà thép tiền chế. Chúng có thể trường tồn lên tới hơn 100 năm mà không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay thời tiết. Những mẫu nhà tiền chế trải qua thời gian vẫn tồn tại với gia đình. Như vậy có thể thấy khi so sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông theo tuổi thọ công trình thì nhà tiền chế có ưu thế hơn.

2. So sánh nhà tiền chế với nhà bê tông trên phương diện phong cách kiến trúc

2.1 Phong cách kiến trúc là ưu điểm của nhà bê tông

So-sanh-nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Khi xây dựng nhà bê tông, các kiến trúc sư có thể tự do sáng tạo nhiều hình thù hoa văn khác nhau để trang trí cho ngôi nhà. Những chi tiết này sẽ giúp trang trí ngôi nhà, tạo nên các phong cách kiến trúc phù hợp với yêu cầu của chủ công trình.

Đặc biệt là những chủ công trình yêu thích phong cách cổ điển hay tân cổ điển thì các hình thù hoa văn, uốn lượn hoa mĩ sẽ dễ dàng được tạo hình hơn khi xây dựng nhà bê tông. Chính vì thế, nhà bê tông phù hợp với mọi phong cách kiến trúc. Những gia đình yêu thích vẻ đẹp tinh tế, hiện đại hay kiến trúc sang trọng, lộng lẫy thì ngôi nhà bê tông đều có thể thể hiện được trọn vẹn đặc điểm này.

2.2 Nhà thép tiền chế không phát huy được thế mạnh về phong cách kiến trúc

So-sanh-nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Khi chọn cách xây dựng nhà thép tiền chế thì bạn sẽ khó có thể trang trí những đường nét hoa văn uốn lượn cho ngôi nhà của mình. Nhà thép tiền chế chỉ phù hợp với một phong cách hiện đại chứ không thể thiết kế theo phong cách tân cổ điển hay cổ điển. 

Tuy nhiên, điều này không hạn chế sự sáng tạo của kiến trúc sư khi xây dựng nhà thép tiền chế. Hiện nay, thép đã được ứng dụng công nghệ hiện đại, trang bị khả năng uốn cong độc đáo. Nhờ đó những mẫu nhà tiền chế cũng có thể sở hữu nhiều chi tiết, kiến trúc độc đáo nhất.

3. So sánh nhà thép tiền chế và nhà bê tông về khả năng chịu lực

3.1 Khả năng chịu lực của nhà bê tông

So-sanh-nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Nhà bê tông từ trước đến nay luôn được cam đoan về khả năng chịu lực tốt nhưng chưa chắc đã là tốt nhất. Có thể, nhà bê tông được ứng dụng trong công trình nhà ở cấp 4, 2-3 tầng hay cả những công trình chung cư 20-30 tầng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư lại không thể kiểm chứng trực tiếp tại công trình về chất lượng và độ an toàn của nhà bê tông. Do đó không thể đảm bảo 100% cho khả năng chịu lực của nhà bê tông.

3.2 Khả năng chịu lực của nhà khung thép

So-sanh-nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Nếu không thể giám sát được toàn bộ chất lượng của nhà bê tông thì nhà khung thép tiền chế hoàn toàn có thể khắc phục được những điều này. Khung thép được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy nên chủ đầu tư hoàn toàn có thể kiểm tra về chất lượng của khung thép đã đạt chuẩn hay chưa. 

Hơn nữa, khi so sánh về tính chất của thép và bê tông thì thép có ưu thế hơn về khả năng chịu lực nén, kéo, uốn, độ bền và chỉ số an toàn. Không chỉ vậy nhà khung thép có tiết diện nhỏ hơn, khả năng tải trọng tốt hơn so với bê tông.

4. Thời gian hoàn thiện công trình

4.1 Xây dựng nhà bê tông mất khá nhiều thời gian

So-sanh-2nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Khi càng so sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông mới càng thấy được sự tiện lợi mà nhà thép tiền chế mang lại. 

Trước đây với nhà bê tông, phải mất trung bình từ 4-6 tháng thậm chí là 1 năm để thiết kế, xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà. Đây mới chỉ là thời gian hoàn thiện phần thô, chưa tính thời gian hoàn thiện nội thất chi tiết. Tức là sẽ mất một thời gian rất dài để các thành viên trong gia đình có được một không gian mới và cuộc sống tiện nghi, thoải mái.

4.2 Tiết kiệm thời gian khi chọn nhà thép tiền chế

So-sanh-2nha-bt-va-tien-che
Ảnh: Pinterest

Nhà thép tiền chế một lần nữa lại khắc phục nhược điểm này của nhà xây dựng bằng bê tông thông thường. Với nhà khung thép, toàn bộ ngôi nhà được cấu thành từ thép được sản xuất và lắp đặt sẵn trước đó. Không cần mất thời gian chờ đợi bê tông khô để tiếp tục xây dựng. Thay vào đó, nhân công có thể bắt tay và các bước hoàn thiện nhà tiếp theo. 

Ví dụ với mẫu nhà 2 tầng diện tích 200m2 được xây dựng bằng bê tông, sẽ phải bỏ ra 8 tháng để hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu chọn phương pháp xây dựng bằng khung thép tiền chế, thời gian này sẽ rút ngắn chỉ còn 3-4 tháng. 

Tuy nhiên, không phải mẫu nhà nào được xây dựng bằng khung thép tiền chế cũng chỉ mất 3-4 tháng. Với những mẫu nhà được thiết kế uốn lượn, cách điệu sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện phần khung thép cơ bản. Nhưng có thể chắc chắn rằng khi so sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông thì thời gian hoàn thiện nhà bê tông còn kém xa. 

>>Liên quan:

5. Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế với nhà bê tông

Dù nhà khung thép có nhiều ưu điểm, lợi ích như vậy nhưng các mẫu nhà bê tông vẫn phổ biến hơn. Có lẽ lý do duy nhất đó là giá thành của vật tư xây dựng nhà bê tông tương đối rẻ. Tuy nhiên, đối với việc xây dựng nhà thép tiền chế, cần phải mất nhiều chi phí hơn cho vật tư. Vì thế nếu muốn tiết kiệm chi phí thì các chủ công trình có thể chọn cách xây nhà bê tông.

Tuy nhiên, vật tư xây dựng nhà bê tông rẻ hơn nhưng thời gian thi công lâu hơn đồng nghĩa với việc chi phí cho nhân công cũng cao hơn nhà khung thép. Với cùng một diện tích thì thời gian xây dựng nhà khung thép sẽ rút ngắn còn một nửa so với nhà bê tông. Điều này đồng nghĩa là chi phí cho nhân công xây dựng nhà bê tông cao gấp đôi so với nhà thép tiền chế. 

6. Tại Đồng Nai nên xây dựng kiểu nhà nào?

Từ những so sánh trên đây có thể thấy được những đặc điểm riêng biệt của nhà tiền chế và nhà bê tông. Nhà tiền chế có ưu điểm về thời gian thi công nhanh chóng, khả năng chịu lực tốt hơn nhà bê tông, giá thành cân đối. Quá trình thi công nhà tiền chế luôn được giám sát chặt chẽ về chất lượng và kiểm định kỹ càng. Những chủ công trình yêu thích kiến trúc đơn giản, hiện đại và muốn nhanh chóng hoàn thiện không gian sống có thể chọn mẫu nhà tiền chế khi xây dựng.

Trong khi đó, nhà bê tông lại có ưu điểm là sự đa dạng trong phong cách kiến trúc, chi phí đầu tư cho vật tư ban đầu khá thấp. Ngược lại, bạn sẽ phải chờ đợi thời gian hoàn thiện công trình lâu hơn. Nếu chủ công trình muốn có được một ngôi nhà sang trọng với phong cách kiến trúc độc đáo thì có thể chọn phương pháp xây dựng truyền thống này. 

Việc so sánh nhà tiền chế với nhà bê tông sẽ giúp bạn có được đánh giá khách quan nhất về từng cách thức xây dựng nhà ở phổ biến hiện nay. Thông qua đó, bạn có thể chọn được cách xây dựng nhà ở và sở hữu một không gian hài hòa, ấn tượng nhất.

>>Đọc bài viết: Nhà tiền chế sử dụng được bao lâu? Có nên xây nhà tiền chế không? TẠI ĐÂY!

Theo bietthunhadep.net

 1,033 Tổng số xem,  2 Xem hôm nay

  • No Comments
  • 24/06/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *